Số 92 Ngõ 105 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội

Kích thước khổ giấy in A4, A5, A6...

Hiện nay thì hầu hết tất cả các dòng máy in, máy photocopy đều sử dụng chung quy chuẩn dành cho khổ giấy in. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào, chất liệu nào của công ty nào cũng có đúng các kích thước như nhau.
Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta các định được kích thước chính xác của các khổ giấy, kích thước thành phẩm in ấn quy theo khổ giấy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, và hiểu rõ vì sao lại có các loại quy chuẩn này.

1. Kích thước khổ giấy phổ biến hiện nay là bao nhiêu?

Tiêu chuẩn kích thước khổ giấy in trong in theo tiêu chuẩn quốc tế – ISO hiện nay được tính như sau:
  • Kích thước khổ giấy A0 : 841 x 1189 mm
  • Kích thước khổ giấy A1 : 594 x 841 mm
  • Kích thước khổ giấy A2 : 420 x 594 mm
  • Kích thước khổ giấy A3 : 297 x 420 mm
  • Kích thước khổ giấy A4 : 210 x 297 mm
  • Kích thước khổ giấy A5 : 148 x 210 mm
  • Kích thước khổ giấy A6 : 105 x 148 mm 
  • ...
Trong đó, thông dụng nhất là khổ giấy in cỡ A như trên.

2. Vì sao lại có các loại kích thước khổ giấy A1, A2, A3, A4, A5?

kich-thuoc-kho-giay-a-thong-dung
Kích thước khổ giấy A thông dụng

Kích thước này được đặt ra để chúng ta có 1 quy chuẩn nhất định dành cho việc đo lường, và sử dụng sản phẩm. Việc xác định kích thước khổ giấy trong in ấn là điều rất quan trọng.
Các kích thước khổ giấy được thiết lập chính thức từ năm 1975, dựa trên tiêu chuẩn gốc của Đức vào năm 1922. Khuôn khổ chuẩn mực và phổ biến nhất là A4 – phổ biến trong các tư liệu in nhanh, photo văn phòng và học đường.
Vậy, có bao nhiêu loại Quy chuẩn về khổ giấy in được sử dụng?
Trên thị trường in ấn hiện nay thì hầu hết trên thế giới đều sử dụng 3 loại khổ giấy in offset quy chuẩn phổ biến. Đó chính là các loại khổ giấy A, B, C. Và trong các loại khổ giấy này lại có các loại kích thước tiêu chuẩn riêng cho từng bậc khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chúng ta sử dụng loại thường dùng nhất là tiêu chuẩn loại A. Ngoài các khổ giấy A, B, C thì trên thế giới còn có thêm 2 loại khổ giấy nữa đó chính là khổ giấy D và E. Nhưng hiện tại ở Việt Nam chúng ta thì không có sử dụng đến 2 loại loại kích thước khổ giấy này.

3. Đặc điểm của khổ giấy cỡ A thế nào?

  • Tất cả các khổ giấy A đều có hình dạng hình chữ nhật với tỷ lệ chiều dài là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1.414 chiều ngang.
  • Diện tích của khổ A0 quy định là 1m², cụ thể các cạnh của khổ A0 do đó được xác định là 841x1189mm.
  • Các khổ giấy loại A được đánh theo thứ tự theo thứ tự nhỏ dần, càng lùi về sau thì sẽ có diện tích bằng 50% diện tích khổ trước.
Theo đó kích cỡ của khổ giấy A này sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn gấp 2 kích cỡ của khổ giấy A khác liền kề. Ví dụ, kích cỡ A4 sẽ chỉ bằng một nửa kích cỡ A3, nhưng nó lại to gấp 2 kích cỡ A5.
Tuy có 17 loại khổ giấy như vậy nhưng thường trong in ấn chúng ta thường sử dụng 4 loại kích thước: A4, A5, A6, A7.

4. Vai trò của việc quy định kích cỡ khổ giấy trong in ấn

Kích cỡ khổ giấy trong dịch vụ in ấn vô cùng quan trọng vì những lý do như sau:
  • Chuẩn kích thước: Ở các quốc gia khác nhau sẽ có đơn vị tính khác nhau. Tuy nhiên việc quy định giấy thành khổ A4, chúng ta sẽ biết được kích thước giấy là 21 x 29.7 cm. Hầu hết các máy in, máy photocopy đều được thiết kế để sử dụng loại giấy có kích cỡ chuẩn của Châu u. Vì vậy việc bạn thiết kế in ấn trên các khổ giấy A có sẵn sẽ trở nên vô cùng tiện lợi hơn rất nhiều.
  • Thông dụng: Phần lớn các khách hàng hiện nay đều lựa chọn thực hiện in ấn, photocopy tài liệu bằng giấy có sẵn ở các kích cỡ này. Khi bạn muốn làm một sản phẩm. Vậy nên, chỉ cần đọc tên khổ giấy nhà in sẽ xác định được kích thước phù hợp của bạn để tự điều chỉnh cho phù hợp với khổ in họ có. tuy nhiên không phải lúc nào các khổ giấy in cũng có kích thước chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế như vậy.

5. Kích thước thực tế của các sản phẩm in

Như chúng ta biết, kích thước khổ A được đưa ra là dạng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong việc in ấn và gia công sản phẩm, sản phẩm thực tế sẽ có kích thước khác một chút so với trên quy chuẩn, phụ thuộc vào bài in, khổ giấy ghép, chất liệu giấy.
Ví dụ: Tờ rơi A4 - kích thước thành phẩm sẽ là: 20.5 x 29.5 ( trong khi khổ giấy a4 trắng là 21 x 29.7)
Tờ rơi a5 - kích thước thành phẩm là: 14.5 x 20.5 ( khổ giấy trắng là 14.8 x 21)
Tờ rơi A6 - kích thước thành phẩm là: 10 x 14.5 ( khổ giấy là 10.5 x 14.8)
...
Như vậy, tùy theo từng chất liệu sản phẩm và mong muốn của người dùng, khổ giấy sẽ được điều chỉnh lại sao cho vừa tiết kiệm được giá thành, đảm bảo được tổng quan sản phẩm không bị biến dạng. Hi vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu thêm về kích thước khổ giấy được sử dụng trong in ấn hiện nay. Hãy tham khảo kích thước của các khổ giấy in hoặc theo kích thước nhà in tư vấn trước khi tiến hành in ấn sản phẩm.

Nhận tư vấn, Báo giá tại:

Công ty CP Quảng Cáo Truyền thông Bông Sen Việt.
Số 92 Ngõ 105 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, Hà Nội
Gọi ngay: 091 689 4577 (Ms. Hằng) || (+84-24) 3200 2841
Website: InBongSenViet || Facebook: InBongSenViet
Email: inbongsenviet@gmail.com || baogia.bongsenviet@gmail.com

Chân Thành Cảm Ơn Quý Khách !

Bản quyền nội dung thuộc về In Bông Sen Việt